Phần I: ĐỊA NGỤC (Inferno)

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/3/2024 | 7:36:09 PM

Inferno (/iɱˈfɛrno/) trong tiếng Ý có nghĩa là Địa ngục. Đây là phần đầu tiên trong sử thi La Divina Commedia của Dante Alighieri, một nhà văn, nhà thơ, và là một chính trị gia người Ý trong giai đoạn hậu kỳ trung cổ thế (kỷ 14).

Dante và Virgil đi qua sông Stix, Minh họ a của Gustave Dore
Dante và Virgil đi qua sông Stix, Minh họ a của Gustave Dore




Lấy cảm hứng từ tác phẩm Aeneid của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil (70-19 TCN), Địa ngục mô tả cuộc hành trình (hư cấu) của chính Dante đi qua Địa ngục, theo sự hướng đạo của Virgil.

Địa ngục được Dante miêu tả gồm chín vòng tròn đồng tâm nằm sâu trong lòng Trái đất; đó là "vương quốc của những người đã từ chối các giá trị tinh thần bằng cách chiều theo dục vọng hoặc bạo lực, hoặc bằng cách biến trí tuệ con người của họ thành hành vi lừa đảo hoặc ác ý chống lại đồng loại của họ”. Như một câu chuyện ngụ ngôn, La Divina Commedia đại diện cho cuộc hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa, với việc thừa nhận và bác bỏ tội lỗi được mô tả trong Địa ngục

Các tin khác
Trường học Athens, tranh của Raphael.

Từ thời kỳ cổ đại đến hậu kỳ trung cổ (Giai đoạn từ năm 753 TCN đến năm 1453 SCN).

Hành trình đi qua ba cõi thế giới của Dante

Được xây dựng theo thuật toán và những con số bí ẩn (Numerology) đang rất thịnh hành ở thời Trung cổ, cấu trúc của Comedia nhìn chung hơi khá phức tạp vì nó luôn xoay quanh những con số được coi là thiêng liêng và huyền bí như 1, 3, 7, 9, 10, vì được cho là liên quan đến siêu linh, cùng với thuật chiêm tinh và các nghệ thuật bói toán tương tự khác. Nếu tất cả ba cõi đều tuân theo một mô hình chung là 9+1, thì con số 9 ở Địa Ngục - Luyện Ngục và Thiên Đường đều rất biến ảo. Dựa theo “7 đại tội” (đã được quy nạp trong thời kỳ đầu Kitô giáo), Dante đã tạo thêm 2 tầng trong Địa Ngục, căn cứ vào những tội lỗi phát sinh sau khi Kitô giáo ra đời để thành con số 9, như tội u minh của những người không chịu phép báptêm (vì họ đã chết trước đó hoặc chưa kịp chào đời) ở tầng một, và tội dị giáo ở tầng thứ sáu.

Dante ở Verona, tranh của Antonio Cotti

Được mệnh danh là “Kinh Thánh của thời Trung cổ”, La Divina Commedia (ban đầu được Dante gọi là Comedìa theo tiếng Hy Lạp và phương ngữ Toscan), là một tác phẩm thơ tự sự bao gồm ba phần: Địa ngục (Inferno), Luyện ngục (Purgatorio), và Thiên đường (Paradiso); mỗi phần đều có 33 khúc (canto), và 1 khúc mở đầu, tổng cộng gồm 100 khúc với 14.227 câu thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục